Marketing - bán hàng

Sách Lược Là Gì? Vai Trò Của Sách Lược Trong Quản Lý Điều Hành

Mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển thì luôn có những sách lược đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn cũng như đặc điểm riêng của doanh nghiệp. Vậy sách lược là gì? Sách lược có vai trò gì với quản lý điều hành? Hãy cùng crm cho bất động sản MEEY CRM tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!

Sách lược là gì?

Sách lược là một thuật ngữ khá quen thuộc mà chắc chắn công ty hay doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm trong suốt quá trình hoạt động, vận hành. Tuy nhiên khái niệm sách lược là gì thì không hẳn ai cũng biết. 

Sách lược hay tiếng anh còn gọi là tactics hiểu là những biện pháp, những đường lối, cách thức, hình thức tổ chức và đấu tranh cụ thể, được thực hiện trong một giai đoạn hay một khoảng thời gian nhất định chứ không nhất thiết phải áp dụng xuyên suốt một thời gian dài. Sách lược được xây dựng để gia tăng khả năng thành công của một kế hoạch, hay một chiến lược hoặc một chính sách nào đó.

Sách lược có một vai trò hết sức quan trọng đối với những công ty, doanh nghiệp bởi nó đem lại nhiều cơ hội thành công trước khi tiến tới một mục tiêu hay xây dựng ý tưởng hoạt động.

Thông thường sách lược sẽ được sử dụng trong những cuộc họp, cuộc bàn luận để trình bày các chiến lược hoạt động trước đối thủ. Và để có thể đưa ra những sách lược phù hợp và hợp lý thì công ty, doanh nghiệp cũng cần phải có sự bàn bạc chuẩn bị kỹ lưỡng.

Sách lược là những biện pháp, những đường lối, cách thức, hình thức tổ chức và đấu tranh cụ thể
Sách lược là những biện pháp, những đường lối, cách thức, hình thức tổ chức và đấu tranh cụ thể

Vai trò của sách lược trong công tác quản lý điều hành

Đối với mỗi doanh nghiệp, tổ chức thì sách lược có vai trò rất lớn trong quá trình quản lý điều hành. Để có thể có được những bước tiến lâu dài, phát triển thì việc xây dựng những sách lược phù hợp cho từng giai đoạn, từng chiến lược là cực kỳ cần thiết.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Target Market Là Gì? | 6 Bước Xác Định Target Market Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Sách lược không phải là những nội dung hoạt động trực tiếp tại thời điểm hiện tại là là những điều vạch sẵn để định hướng cho doanh nghiệp sẽ bước theo. Những nhà quản trị hay các nhà điều hành thường nhìn vào những nội dung sách lược để tính toán từng bước trong chiến lược đảm bảo hiệu quả cao.

>>> Tìm hiểu thêm: Top 5 Phần Mềm Quản Lý Đất Đai | Nhanh Chóng, Chính Xác Nhất

Trong bất cứ kế hoạch nào, thì sách lược cũng sẽ luôn đồng hành trên mọi chặng đường xuyên suốt quá trình thực hiện. Bằng cách này, những doanh nghiệp hay những người thực hiện kế hoạch không bao giờ bị rơi vào tình huống lúng túng hay gặp những kết quả bất ngờ.

Trên một hành trình quản lý và điều hành thì sách lược luôn đi trước và dẫn đường, đồng hành trong từng bước phát triển của doanh nghiệp. Sự đồng hành này luôn được dự tính trong từng hoạt động để đảm bảo mọi thứ luôn được suôn sẻ theo đúng kế hoạch cũng như những dự định.

Sách lược có vai trò quan trọng trong quản lý và vận hành doanh nghiệp
Sách lược có vai trò quan trọng trong quản lý và vận hành doanh nghiệp

Phân loại sách lược và vai trò của từng loại

Tuỳ vào từng điều kiện cũng như từng  khả năng cụ thể của từng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mà các nhà quản lý có thể xây dựng kế hoạch, chiến lược,…sao cho vận dụng hay cũng như có thể kết hợp hoàn hảo với sách lược. Và đây cũng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với bất cứ một nhà điều hành nào.

Trong sách lược để có thể dễ dàng xây dựng và ứng dụng thì người ta thường chia sách lược thành những loại chi tiết và cụ thể hơn để dễ sử dụng. Đối với hoạt động kinh doanh thì sách lược cũng được chia thành 3 loại và mỗi loại sẽ có những đặc điểm, phát huy những vai trò khác nhau với những hoạch định chung đã được xây dựng.

Cụ thể sách lược thường được phân chia thành 3 loại gồm sách lược chủ động, thụ động và hỗ trợ. Mỗi loại sách lược sẽ có vai trò như sau:

Phân loại sách lược và vai trò của từng loại sách lược
Phân loại sách lược và vai trò của từng loại sách lược

Vai trò của sách lược chủ động

Sách lược chủ động sẽ giúp các doanh nghiệp có thể chủ động tạo ra những tác động tới nhu cầu, làm thay đổi tình hình sản xuất kinh doanh. Sự chủ động chính là yếu tố được đề cao trong loại sách lược này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Quy trình Marketing là gì? 6 bước trong quy trình

Trong thực tế loại sách lược chủ động này được thực hiện như thế nào? Có thể hiểu rằng, khi nhu cầu của thị trường đang có xu hướng giảm, doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra những hoạt động, những sách lược marketing và các hình thức linh hoạt để có thể kích cầu như giảm giá, khuyến mại, quảng cáo, mở rộng kênh bán hàng. 

Ngược lại, nếu như nhu cầu của thị trường tăng cao, vượt quá khả năng đáp ứng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ đưa ra những hình thức kiểm soát để đảm bảo nguồn cung đáp ứng cũng như chắc chắn hơn về số lượng sản phẩm, dịch vụ có thể cung cấp tại một thời điểm như “đặt cọc trước”, đặt chỗ trước…

>>> Tìm hiểu thêm: Thị Trường Là Gì? Ví Dụ Về Các Loại Thị Trường 

Vai trò của sách lược thụ động

Ngược lại đối với hình thức sách lược chủ động, loại sách lược này thường chỉ dùng để tiếp thu và đối phó với những biến động của thị trường, chứ không thể có những tác động trực tiếp để nó tăng hay giảm. Thông thường, những ngành sản xuất hàng hóa thường sẽ áp dụng nhiều hơn, vì chúng thường yêu cầu doanh nghiệp có khả năng giữ hàng tồn kho.

Có thể hiểu tại thị trường, khi nhu cầu của khách hàng đang giảm, mức tồn kho của đơn vị chắc chắn phải tăng lên để tới khi nhu cầu cao trở lại thì sản xuất cũng phải thay đổi để đáp ứng tốt hơn với tình hình cung ứng. Phương án sản xuất kinh doanh sẽ phải tự điều chỉnh nhân lực, vật lực nên chỉ phù hợp với doanh nghiệp, đơn vị có lao động giản đơn, không có trình độ chuyên môn cao.

Vai trò của sách lược hỗ trợ

Doanh nghiệp ngày nay cũng có thể ứng dụng hay kết hợp nhiều loại sách lược với nhau để có thể kiểm soát và tạo ra những hiệu quả tốt nhất, chẳng hạn như việc kiểm kê, kết hợp làm thêm giờ, hợp đồng phụ… Cùng với những lợi ích đa dạng mà sách lược mang lại, khó khăn lớn nhất chính là khó kết hợp các tiện ích với nhau để tạo ra kết quả bứt phá bởi mỗi đơn vị lại thường có những cơ chế hoạt động riêng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Top 15+ phần mềm quản lý khách hàng tốt nhất hiện nay

Mỗi đơn vị có một đặc điểm và hoạt động khác nhau, khó có thể “rập khuôn” từ A đến B. Vì vậy, chính những người điều hành và quản lý doanh nghiệp cũng cần có những kỹ năng quản lý thiết yếu để không ngừng tổng hợp, điều chỉnh và đào tạo để thích ứng với sách lược này.

Sách lược thường bao gồm các yếu tố sau:

  1. Sứ mệnh: Sứ mệnh xác định mục tiêu và lý tưởng cao cả mà tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn đạt được. Nó giúp xác định lí do tồn tại và định hướng tổ chức.

  2. Tầm nhìn: Tầm nhìn là hình ảnh về tương lai hoàn hảo mà tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn thấy. Nó tạo động lực và hướng dẫn cho việc hoạch định chiến lược.

  3. Mục tiêu: Mục tiêu cụ thể và đo đạc được xác định trong sách lược. Đây là những thành tựu cụ thể mà tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

  4. Chiến lược cốt lõi: Chiến lược cốt lõi là hướng dẫn chung để đạt được mục tiêu và tầm nhìn. Nó tập trung vào việc xác định cách tổ chức sẽ phát triển, cạnh tranh và hoạt động.

  5. Phân tích SWOT: Phân tích SWOT là một công cụ để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Dựa vào phân tích này, sách lược có thể tập trung vào mục tiêu và kế hoạch phù hợp.

  6. Kế hoạch hành động: Kế hoạch hành động cụ thể và lịch trình được đề xuất để thực hiện sách lược và đạt được mục tiêu.

Sách lược thường được phát triển bởi các tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ và cá nhân để xác định hướng đi và định hình tương lai. Nó là một công cụ quan trọng giúp đạt được

Trên đây là tổng hợp những thông tin về sách lược là gì và vai trò của sách lược thế nào? Để được tư vấn thêm mọi thông tin về quản lý doanh nghiệp, quý khách hãy liên hệ ngay với crm bất động sản theo địa chỉ:

Ứng dụng Meey CRM cung cấp giải pháp phần mềm quản lý bất động sản dành môi giới và quản lý sàn giao dịch bất động sản. CRM bất động sản quản lý quỹ hàng và khách hàng đơn giản hiệu quả

Related Posts

word image 3970 4 2

TOP phần mềm quản lý quán ăn hiệu quả

Phần mềm quản lý quán ăn là cánh tay phải của nhà quản lý trong việc điều hòa, phối hợp và quản lý hoạt động kinh doanh của…

phan mem crmviet 696x301 1

Top phần mềm CRM miễn phí dành cho doanh nghiệp tốt nhất hiện nay

Phần mềm CRM miễn phí (hay CRM miễn phí) có thể được xem là lời giới thiệu trực quan nhất về phần mềm CRM mà doanh nghiệp có…

phan mem quan ly nhan su

TOP Phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả nhất

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm quản lý nhân sự. Tuy nhiên, để chọn được một ứng dụng có thể giúp doanh nghiệp hoàn…

word image 3971 1

TOP Phần mềm quản lý quán karaoke hiệu quả

Phần mềm quản lý quán Karaoke giúp chủ quán không còn phải đau đầu vì cách tính giờ Karaoke. Quy trình vận hành quán đi vào nề nếp…

phan mem quan ly nong nghiep

11 Phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp tốt nhất

Phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp mang đến giải pháp giúp việc kinh doanh mặt hàng nông sản phát triển tốt hơn. Công cụ này…

LOYVERSE

TOP phần mềm quản lý quán cafe hiệu quả

Phần mềm quản lý quán cafe là phần mềm ứng dụng Hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho các quán cafe trà sữa, quán nước giải khát như…