Với sự phát triển của kinh tế thị trường, nhu cầu trao đổi hàng hóa thì những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng đa dạng, phương thức trao đổi cũng ngày càng phong phú đáp ứng nhu cầu. Thị trường hàng hóa vì thế mà cũng sôi động hơn và đa dạng hơn. Vậy thị trường là gì và có những loại thị trường nào, ví dụ về các loại thị trường ra sao? Hãy cùng MEEY CRM phần mềm crm bất động sản tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Thị trường là gì?
Thị trường có lẽ là thuật ngữ mà chúng ta thường nhắc tới mỗi ngày và phổ biến hiện nay nhưng để nói chính xác khái niệm của thị trường thì không phải ai cũng biết. Vậy khái niệm thị trường là gì? Thị trường theo nghĩa rộng là gì?
Khái niệm
Thị trường được hiểu là một phạm trù của nền kinh tế hàng hóa và nó được biểu hiện bằng những hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra trong một phạm vi không gian cũng như trong một thời gian nhất định. Như vậy, xét theo nghĩa rộng, thị trường chính là nơi diễn ra những hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, là nơi giao thoa của cung và cầu. Thị trường được hình thành từ yêu cầu của việc trao đổi một thứ hàng hóa dịch vụ nào đó hay của một đối tượng có giá trị.
Thị trường cũng có thể được hiểu là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hay tiền tệ nhằm thỏa mãn nhu cầu của bên mua và bên bán về một loại sản phẩm nhất định theo những thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng cũng như giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ.
Ngoài ra cũng có thể hiểu thị trường là một tập hợp người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra khả năng trao đổi.
Theo quan điểm marketing, Thị trường được hiểu là tập hợp khách hàng hiện có và sẽ có của doanh nghiệp có chung một nhu cầu hay một mong muốn nhất định, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó.
>>> Tìm hiểu thêm: Top 5 Phần Mềm Quản Lý Đất Đai | Nhanh Chóng, Chính Xác Nhất
Còn trong kinh tế học, thị trường là khái niệm được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa rất nhiều những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là tại địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học sẽ được phân loại thành 3 loại thị trường thị trường hàng hóa – dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ.
Ví dụ về thị trường
Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm thị trường là gì thì chúng ta cùng tham khảo ví dụ về thị trường dưới đây:
- Thị trường gạo là nơi diễn ra những hoạt động mua và bán gạo.
- Thị trường cafe sẽ là nơi diễn ra những hoạt động mua bán, trao đổi cafe
- Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra những hoạt động mua bán, đầu tư chứng khoán…
Ngoài ra thị trường cũng được hiểu nghĩa hẹp hơn là một nơi nhất định nào đó diễn ra những hoạt động mua bán và giao dịch hàng hóa, dịch vụ như:
- Thị trường Hà Nội là nơi diễn ra những hoạt động buôn bán, mua hàng hóa, trao đổi cho những người sinh sống tại khu vực này
- Thị trường miền Trung là nơi diễn ra những hoạt động buôn bán tại miền trung…
Ví dụ về các loại thị trường
Tùy theo từng cách quan niệm về hàng hóa là gì và theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp hơn mà người ta có thể đặt tên và phân loại thị trường khác nhau. Dưới đây là một số những ví dụ về các loại thị trường để bạn có thể hiểu rõ hơn:
- Dựa vào hình thức của đối tượng trao đổi thì có thể bao gồm thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ
- Căn cứ vào góc độ lưu thông của hàng hoá, dịch vụ: thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
- Theo tính chất của hàng hoá bao gồm thị trường hàng cao cấp và Thị trường hàng thiết yếu
- Căn cứ vào những yếu tố kinh tế của đối tượng trao đổi: thị trường hàng hoá tiêu dùng và thị trường yếu tố sản xuất
- Căn cứ vào tính chất của thị trường: thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh và thị trường hỗn hợp giữa độc quyền và cạnh tranh.
- Dựa theo căn cứ theo sự tác động từ bên ngoài tới những chủ thể kinh tế của thị trường: thị trường tự do và thị trường có sự điều tiết.
Chức năng của thị trường
Chức năng của thị trường như sau:
- Ấn định giá cả để có thể đảm bảo số lượng hàng hóa mà những người muốn mua bằng số lượng hàng hóa của những người muốn bán. Không thể xem xét giá cả và số lượng hàng hóa một cách tách biệt. Bởi giá cả thị trường chi phối xã hội trong việc chọn mua cái gì, mua hàng hóa như thế nào và mua cho ai?
- Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa (hay còn được hiểu là giá trị sử dụng xã hội) và lao động đã chi phí để sản xuất tạo ra nó, thông qua việc hàng hóa đó có bán được hay không, và bán hàng hóa đó với giá thế nào.
- Cung cấp thông tin cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động từ nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của những loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa.
- Kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Yếu tố cấu thành nên thị trường
Để có thể hình thành nên một thị trường thì cần có những yếu tố quan trọng để cấu tạo nên. Những yếu tố cốt lõi để cấu tạo nên các loại thị trường bao gồm như:
- Chủ thể của thị trường là bên mua, bên bán, bên trao đổi trung gian và người quản lý thị trường. Những chủ thể này sẽ giúp cho quá trình trao đổi của thị trường được vận hành và thị trường sẽ không thể được tạo nên nếu thiếu một bên mua hay bên bán.
- Khách thể của thị trường chính là những sản phẩm được trao đổi bao gồm cả về hàng hóa và dịch vụ hay tiền tệ. Những sản phẩm được trao đổi còn được gọi là hàng hóa, hàng hóa có thể được sản xuất ra để phục vụ nhu cầu của con người và con người cũng cần bỏ ra một khoản tiền để có thể mua bán, trao đổi hàng hóa đó.
- Giá cả: bên cạnh những yếu tố như bên mua bán trao đổi, sản phẩm thì giá cả chính là yếu tố không thể thiếu để cấu tạo nên thị trường. Một thị trường ổn định thì cần xác định rõ giá cả cụ thể để trao đổi với nhau. Giá cả có thể thay đổi lên xuống tùy thuộc vào cung cầu hàng hóa theo từng thời điểm. Nếu cung lớn hơn cầu thì giá sẽ giảm vì nhu cầu người dùng không còn phù hợp với những sản phẩm đó nữa. Ngược lại nếu cầu nhiều hơn cung thì giá tăng cao do số lượng hàng hóa có hạn trong khi nhu cầu của người dùng lại lớn.
>>> Tìm hiểu thêm: Thị Trường Tiềm Năng Là Gì | Cách Đánh Giá Thị Trường Tiềm Năng
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường
- Cạnh tranh giữa các hãng sản xuất điện thoại để cung cấp sản phẩm mới nhất và tốt nhất với tính năng và giá cả hấp dẫn.
- Sự tiến bộ trong công nghệ và thiết kế, gây ra xu hướng thay đổi nhanh chóng trong các loại điện thoại và các tính năng mới.
- Chiến lược tiếp thị và quảng cáo của các hãng sản xuất để tạo lợi thế cạnh tranh trong tâm trí người tiêu dùng.
- Thị trường điện thoại di động cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách quản lý của chính phủ về viễn thông và an ninh thông tin.
Tính chất thị trường
- Thị trường điện thoại di động có tính cạnh tranh cao và tiềm năng phát triển mạnh mẽ do sự tăng trưởng của ngành công nghiệp di động và sự phổ biến ngày càng cao của các dịch vụ di động.
- Tính đột phá trong công nghệ khiến thị trường luôn biến đổi với sự ra đời của những sản phẩm mới và sự suy giảm của những sản phẩm cũ.
- Sự ảnh hưởng của thị trường điện thoại di động lan rộng và có tầm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, góp phần vào thay đổi cách thức giao tiếp và tiếp cận thông tin.
Trên đây là những thông tin về thị trường, các ví dụ về các loại thị trường. Để được tư vấn mọi thông tin và hỗ trợ trong quá trình vận hành doanh nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ ngay với phần mềm quản lý bđs miễn phí theo địa chỉ:
- Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà 97 – 99 Láng Hạ, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 086 909 2929
- Email: contact@meeyland.com
- Website: https://meeycrm.com/