Marketing - bán hàng

Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì | 7 Nguyên Tắc Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Hiệu Quả

Chiến lược trong kinh doanh là kim chỉ nam hành động giúp một doanh nghiệp tồn tại, hoạt động và phát triển đúng hướng. Đó cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm, phân loại, vai trò của chiến lược kinh doanh trong bài viết nhé!

Chiến lược kinh doanh - các nguyên tắc xây dựng chiến lược hiệu quả
Chiến lược kinh doanh – các nguyên tắc xây dựng chiến lược hiệu quả

Chiến lược kinh doanh là gì?

Điều đầu tiên mà bất kỳ ai muốn áp dụng chiến lược kinh doanh vào doanh nghiệp thì bạn cần hiểu khái niệm cơ bản về chúng. Bạn có thể hiểu đơn giản đây là cụm từ được dịch ra từ tiếng Anh tức là Business Strategy. Đây chính là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển thông minh nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn thành công của doanh nghiệp.

Bạn có thể xem chiến lược kinh doanh như kế hoạch dài hạn để đạt được các mục tiêu cuối cùng đã được xác định. Nhờ có chiến lược đúng đắn mà các doanh nghiệp, các nguồn lực được bộc lộ đầy đủ. Nhờ có kế hoạch thông minh mà doanh nghiệp có thể huy động, các cơ hội cũng như điểm yếu và mối nguy phải đối mặt trên thương trường hiện nay.

Nếu bạn có một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chi tiết bao gồm các phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh được áp dụng trong thời gian dài thì chiến lược kinh doanh là nội dung bao quát tổng thể và quan trọng nhất. Nếu nội dung này sai lầm, sai hướng thì sẽ đưa doanh nghiệp đến thất bại.

Bạn cần phân biệt chính xác và rõ ràng hai khái niệm là chiến lược và chiến thuật. Trong đó, chiến thuật kinh doanh là phương pháp, cách thức đưa kinh doanh đi đến thành công.

Đặc biệt, chiến thuật chỉ là một phần trong chiến lược kinh doanh tổng thể.

Khi bạn đã xây dựng chiến lược thành công trong kinh doanh thì doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển, tăng trưởng, thu được lợi nhuận, doanh như kỳ vọng, thậm chí hơn. Chiến lược kinh doanh đầy đủ và chi tiết phải chỉ ra cách để đạt được mục tiêu kinh doanh dài hạn, cách chiến thức đối thủ và mang về doanh thu ổn định cho doanh nghiệp.

Bởi vậy, người hoạch định ra chiến lược kinh doanh phải là người có trình độ, có tầm nhìn và có sức ảnh hưởng trong công ty, doanh nghiệp. Họ phải có cái nhìn tổng quan và rộng hơn những người khác để vạch ra con đường phát triển bền vững lâu dài cho doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là gì?

>> Xem thêm: Contact Center Là Gì | Xu Hướng Contact Center Mới Nhất

Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh

Không phải ngẫu nhiên mà chiến lược kinh doanh được ví như kim chỉ nam dẫn lối để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và đi lên. Vai trò của chúng còn mang đến những kế hoạch, phương pháp để đi đến thành công cao hơn, hạn chế tối đa rủi ro.

Nhờ việc chuẩn bị và xây dựng chiến lược đúng đắn, chi tiết và cụ thể mà doanh nghiệp tìm ra được cách thức giải quyết vấn đề cũng như đi đúng hướng để thành công. Chính vì vậy, doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt sẽ vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế vững chắc trên thương trường.

Dưới đây là lợi ích quan trọng mà doanh nghiệp nhận được từ một chiến lược kinh doanh chính xác, đúng hướng. Cụ thể như sau:

  • Giúp doanh nghiệp có khả năng xác định và định hướng hoạt động dài hạn chính xác. Đây cũng chính là cơ sở vững chắc và phù hợp nhất cho doanh nghiệp tiến hành triển khai hoạt động trong tác nghiệp trên thực tế thành công.
  • Nếu doanh nghiệp không có chiến lược hoặc chiến lược không được thiết lập và xác định rõ ràng ngay từ đầu sẽ là nguyên nhân đầu tiên khiến cho các doanh nghiệp hoạt động mất phương hướng. Không có khả năng xác định đường đi trong dài hạn, chỉ thấy cái cục bộ mà không thấy cái toàn bộ.
  • Chiến lược kinh doanh có nhiệm vụ quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp định hướng đúng đắn cho hoạt động trong tương lai. Chính nhờ khả năng phân tích và dự báo môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
  • Chiến lược kinh doanh có vai trò giúp doanh nghiệp thích ứng với những biến động của thị trường một cách thông minh và hiệu quả. Chiến lược có thể giúp cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo đúng hướng trong thời gian lâu dài. Nhờ đó mà doanh nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế vững chắc trên thị trường, vượt qua đối thủ cùng ngành hàng.
  • Nhờ có chiến lược được xây dựng ngay từ đầu đã tạo cơ sở cho các doanh nghiệp chủ động phát triển các hướng kinh doanh phù hợp với thị trường. Dựa trên cơ sở tận dụng các cơ hội, lợi thế, tránh được các rủi ro trong kinh doanh.
  • Chiến lược kinh doanh chính xác sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Nhờ xây dựng chiến lược phù hợp mà các doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực tổng thể, lâu dài.
  • Nhờ việc xây dựng một mục đích chung, mà tạo ra môi trường liên kế đoàn kết của các bộ phận trong công ty giúp cùng doanh nghiệp phát triển Sự gắn bó giữa các nhân viên với nhau và giữa các nhà quản lý với nhân viên tạo ra nội lực của doanh nghiệp.
  • Chiến lược kinh doanh là cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu triển khai, đầu tư phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Đây cũng sẽ là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao hơn đối thủ.
  • Ngoài những yếu tố cạnh tranh như: giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing, các doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược kinh doanh phù hợp để nâng cao vị thế và khẳng định mình trên thương trường đầy khốc liệt này.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Freelancer Là Gì | Top 8 Công Việc Freelancer HOT Nhất, Kiếm Tiền Nhiều Nhất
Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh
Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh

Các yếu tố cần thiết trong chiến lược kinh doanh

Dưới đây là một số yếu tố cần thiết giúp chiến lược kinh doanh thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình trong quá trình hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Nắm rõ mục tiêu chiến lược

Yếu tố đầu tiên cần nhắc đến chính là mục tiêu chiến lược kinh doanh. Muốn có được chiến lược đúng thì ngay từ đầy cần xác định mục tiêu chính xác và phù hợp nhất. Đây sẽ là định hướng rõ ràng nhất để doanh nghiệp tìm ra hướng đi trong thời gian sắp tới.

Bạn cần xác định sự khác nhau rõ ràng giữa hai khái niệm phổ biến là sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp. Thực tế có không ít đơn vị nhầm lẫn giữa hai vấn đề này. Cụ thể, các chuyên gia cho rằng sứ mệnh, tầm nhìn là lý do ban đầu khi thành lập còn mục tiêu là con đường cụ thể cần thời gian và khối lượng cần đạt được.

Vì thế, khi xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định ngay từ đầu. Vì chỉ cần đi sai đường thì hoạt động về sau cũng sẽ sai. Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động vì mục tiêu thu lợi nhuận thì chiến lược là đánh vào khách hàng tiềm năng mang lại giá trị cao, nhóm khách hàng có thể thu lợi nhuận lớn. Đây được xem là mục tiêu quan trọng và lâu dài nhất để doanh nghiệp hoạt động phát triển lâu dài.

Mục tiêu chiến lược được đánh giá bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) nhưng cũng có thể đo bằng các tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA). Một số mục tiêu chiến lược phổ biến bao gồm: tăng trưởng, thị phần, chất lượng, giá trị khách hàng…Để chọn mục tiêu chiến lược kinh doanh đúng cần căn cứ vào yếu tố ngành nghề và giai đoạn phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thế nhưng nếu bạn xác định đi theo tiêu tăng trưởng, giá trị cổ phiếu hoặc lợi nhuận kế toán hàng năm thì cần hết sức chú ý vì đây là mục tiêu chiến lược không bền vững, không an toàn.

Nắm rõ mục tiêu chiến lược kinh doanh
Nắm rõ mục tiêu chiến lược kinh doanh

Xác định phạm vi chiến lược

Yếu tố tiếp theo để xác định chiến lược kinh doanh hiệu quả với doanh nghiệp hay không chính là phạm vi chiến lược. Bởi vì không có chiến lược nào hiệu quả với tất cả các phân khúc. Việc đặt ra giới hạn chi tiết về phạm vi chiến lược gồm khách hàng, sản phẩm, khu vực địa lý hoặc chuỗi giá trị trong ngành sẽ giúp bạn ra được chiến lược kinh doanh có hiệu quả cao nhất.

Nội dung của phạm vi chiến lược không yêu cầu chỉ ra chính xác nhưng cần có giới hạn,. Dưới đây là một số yêu cầu khi xây dựng phạm vi chiến lược kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng:

  • Tập trung vào nhiều nhu cầu của một số ít khách hàng trên thị trường cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau cho các khách hàng ở phân khúc doanh nhân, công sở có thu nhập cao.
  • Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn tập trung vào nhiều nhu cầu của nhiều khách hàng trong một khu vực thị trường hẹp hơn, cụ thể hơn.
  • Việc lựa chọn phạm vi chiến lược kinh doanh phải dựa trên nguyên tắc thị trường có nhu cầu thực sự và doanh nghiệp thực sự am hiểu cũng như có thể đáp ứng được nhu cầu. Doanh nghiệp cũng cần tránh đối đầu trong phạm vi với các đối thủ cạnh tranh mạnh hoặc đang đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trên thị trường để tránh rủi ro.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Mục tiêu marketing là gì? Cách xác định và triển khai

Tự đánh giá năng lực

Sau khi đã xác định được mục tiêu và phạm vi chiến lược kinh doanh thì các bạn đừng quên tự đánh giá năng lực. Đây là bước cơ bản nhất nhất để đánh giá xem bản thân có thể đạt được mục tiêu và phạm vi trên hay không.

Bởi vì doanh nghiệp phải xác định được đâu là năng lực cốt lõi thì mới tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững đã xác định. Năng lực cốt lõi chính là khả năng triển khai các hoạt động với sự vượt trội so với đối thủ cạnh tranh về chất lượng hoặc hiệu suất trong hoạt động kinh doanh.

Tự đánh giá năng lực
Tự đánh giá năng lực

Một khi bạn đã xây dựng chiến lược kinh doanh đúng thì cần phải xác định giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Nếu có được hai điều này, doanh nghiệp sẽ đạt được những mục tiêu kinh doanh dễ dàng hơn. Bạn nên xác định doanh nghiệp của mình có những lợi thế gì để từ đó khai thác và vận dụng vào chiến lược sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

>> Xem thêm: Giải Pháp Quản Lý Gara Ô Tô | Chuyên Nghiệp & Hiệu Quả

7 chiến lược kinh doanh điển hình

Dưới đây là 7 chiến lược kinh doanh điển hình mọi thời đại, mời các bạn tham khảo và áp dụng vào thực tế hoạt động doanh nghiệp nhé!

Chiến lược sản phẩm

Chiến lược kinh doanh này được áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là chủ yếu. Chiến lược về sản phẩm bao gồm nội dung của toàn bộ hoạt động phát triển và hoàn thiện sản phẩm nhằm mục đích khiến cho khách hàng được hài lòng hoàn toàn.

Nội dung chiến lược sản phẩm này bao gồm các giai đoạn nghiên cứu và phát triển (R&D), nhu cầu và xu hướng thị trường, lập kế hoạch nhập nguyên vật liệu, thiết kế, sản xuất,…chi tiết và cụ thể. Nhờ có chiến lược kinh doanh này mà các doanh nghiệp đưa ra được các chính sách về sản xuất và định giá sẽ quyết định toàn bộ kế hoạch, quy mô cũng như tốc độ phát triển của cả hoạt động kinh doanh. Đó là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường hiện nay đối với các đối thủ cùng sản phẩm và ngành hàng.

Chưa kể, vai trò của chiến lược sản phẩm mang đến hiệu quả trong doanh thu, lợi nhuận, chi phí và các yếu tố khác có nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận của việc kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nếu bạn xây dựng chiến lược kinh doanh tạo ra sản phẩm độc đáo, giá trị, mang tới lợi ích lớn thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ phát triển rất nhanh chóng và thu được khoản lợi nhuận lớn.

Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm

Chiến lược về giá

Trong nội dung chiến lược kinh doanh chắc chắn phải lên chiến lược về giá. Nội dung chiến lược về giá sản phẩm bao gồm các loại giá như: Chiến lược định giá thâm nhập, chiến lược chiết khấu, chiến lược giá cạnh tranh, chiến lược định giá cao cấp.

Giá cả có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết tới chiến lược về sản phẩm ở trên. Tương ứng với các chiến lược giá sẽ có chiến lược và định hướng riêng biệt sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.

Chiến lược phân phối

Bên cạnh chiến lược về sản phẩm, chiến lược về giá thì chiến lược phân phối cũng được xem là một chiến lược kinh doanh không thể thiếu được. Chiến lược này liên quan đến những kênh phân phối, kênh bán hàng để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh lâu dài của mình.

Trong chiến lượng phân phối bao gồm các phương pháp bao gồm phân phối trực tiếp, phân phối gián tiếp, phân phối chuyên sâu, phân phối độc quyền và phân phối có chọn lọc.

Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống mà ai cũng nhận thấy như bán buôn, siêu thị, tạp hóa,… các doanh nghiệp đang mở rộng và phát triển hình thức phân phối sản phẩm, dịch vụ trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử và các nền tảng mới hiệu quả hơn.

Khi bạn đã xây dựng chiến lược kinh doanh thông qua các kênh phân phối thì doanh nghiệp sẽ quản lý hệ thống phân phối một cách bài bản và đồng nhất. Một trong những công cụ giúp doanh nghiệp phát triển nội dung này chính là phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp.

Đây sẽ là công cụ có công dụng hỗ trợ cho việc kinh doanh được đơn giản và tiện lợi hơn. Từ đó, xây dựng chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp mỗi doanh nghiệp có thể tự quản lý đơn hàng trên toàn bộ các kênh phân phối đầy đủ và thông minh nhất.

Chiến lược phân phối
Chiến lược phân phối

Chiến lược tiếp thị

Ngoài việc phân phối đúng kênh thì để việc kinh doanh đạt hiệu quả và thu về doanh thu lớn thì các doanh nghiệp đừng quên áp dụng chiến lược tiếp thị hiệu quả.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Phân Tích Môi Trường Vĩ Mô Của Vinamilk: Cơ Hội Và Thách Thức Của Ngành Sữa Việt Nam

Trong nội dung chiến lược tiếp thị hay còn được gọi là chiến lược quảng bé hay chiến lược marketing bao gồm các hoạt động giúp thương hiệu được nhận biết – ghi nhớ và tin tưởng bởi khách hàng mục tiêu.

Chiến lược kinh doanh đúng cách sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động bán hàng hiệu quả và nhanh chóng hơn. Khi đã tiếp thị thành công sẽ giúp cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp ngày càng vững chắc và hiệu quả hơn.

Khi bạn đã xây dựng cách tiếp thị với công chúng và biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp mình thì bạn sẽ cần áp dụng chiến lược đó lâu dài và bền bỉ. Chưa hết, chiến lược này còn có nhiệm vụ tạo ra sức mạnh giúp cho doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và những biến cố từ thị trường tác động bên ngoài.

Chiến lược thương hiệu

Chiến lược kinh doanh không thể thiếu được chiến lược thương hiệu tức là tất cả hướng dẫn, giải pháp dài hạn nhằm mục đích cuối cùng là xây dựng hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Theo xu hướng chung, khách hàng luôn tin tưởng và lựa chọn sản phẩm có thương hiệu lâu năm và có độ uy tín cao hơn.

Chiến lược thương hiệu có vai trò định vị và phát triển thương hiệu doanh nghiệp dựa trên chiến lược kinh doanh dài hạn. Chiến lược này liên quan trực tiếp đến tầm nhìn và sứ mệnh của mỗi công ty, doanh nghiệp.

Bởi trên thực tế sẽ rất khó để thay đổi hay tái định vị thương hiệu khác trên thị trường. Vì thế, tốt nhất ngay từ ban đầu khi thành lập các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thương hiệu nhất quán. Chiến lược kinh doanh tốt sẽ tạo ra chiến lược thương hiệu hiệu quả và lâu dài, tiết kiệm tối đa ngân sách và thời gian đầu tư.

Chiến lược thương hiệu
Chiến lược thương hiệu

Chiến lược bán hàng

Trong các chiến lược kinh doanh phổ biến thì có thể đánh giá chiến lược bán hàng là chiến lược quan trọng và đóng vai trò chủ chốt. Bán hàng tốt hay không nhờ vào việc xây dựng chiến lược có phù hợp hiệu quả hay không.

Được biết, chiến lược bán hàng có giá trị trực tiếp đến doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bán hàng tốt thì sự tồn tại và phát triển bền vững. Dòng tiền và doanh thu của họ sẽ đảm bảo ổn định theo thời gian.

Chiến lược bán hàng chất lượng có khả năng giúp nâng cao doanh thu, gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp đối với các đối thủ khác. Tất cả các chiến lược trên đây gồm chiến lược thương hiệu, chiến lược về giá, chiến lược sản phẩm…đều nhằm mục tiêu đẩy mạnh chiến lược bán hàng nhằm mang đến lợi nhuận và doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Đó cũng là lý do mà đội ngũ nhân viên, tìm kiếm thị trường của mỗi doanh nghiệp đã ra đời và đóng vai trò rất quan trọng.

Để xây dựng và áp dụng chiến lược bán hàng tốt thì đầu tiên các bạn cần biết được nhu cầu đối tượng khách hàng của mình là gì. Chỉ cần giải quyết triệt để vấn đề của khách hàng thì chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ thành công trong chiến dịch bán hàng cũng như chiến dịch kinh doanh lâu dài.

Chiến lược bán hàng
Chiến lược bán hàng

Chiến lược liên minh

Trong các chiến lược thì đây là chiến lược khá mới tại Việt Nam. Chiến lược liên minh (strategic alliance) là một khái niệm thể hiện hai hoặc nhiều doanh nghiệp liên kết với nhau thực hiện chung một dự án ngắn hạn nhằm mang lại lợi ích win-win cho từng bên. Tức là cả hai cùng có lợi khi hợp tác cùng nhau.

Theo đó, trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thì chiến lược liên minh thể hiện ở hoạt động các doanh nghiệp có thể hợp tác nghiên cứu, sản xuất hoặc bán sản phẩm và cung ứng dịch vụ… Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp độc lập kinh doanh ngành hàng của mình.

Chiến lược liên minh trong chiến lược kinh doanh thường được các tập đoàn nước ngoài/ tập đoàn đa quốc gia lựa chọn để phát triển kinh doanh, nhằm phát triển dựa vào các công ty đối tác. Đây là hoạt động ngày càng phổ biến và mang lại giá trị lâu dài mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng thành công tại Việt Nam.

Chiến lược liên minh
Chiến lược liên minh

Nói chung, trên đây là những thông tin tổng quan về chiến lược kinh doanh. Hy vọng bài viết này của Website app quản lý đất MeeyCrm đã giúp bạn hiểu chiến lược kinh doanh là gì, vai trò, phân loại và các chiến lược phổ biến nhất tại các doanh nghiệp hiện nay.

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tuyến hoặc trực tiếp tại:

Avatar of Meey CRM
Ứng dụng Meey CRM cung cấp giải pháp phần mềm quản lý bất động sản dành môi giới và quản lý sàn giao dịch bất động sản. CRM bất động sản quản lý quỹ hàng và khách hàng đơn giản hiệu quả

Related Posts

LOYVERSE

TOP phần mềm quản lý quán cafe hiệu quả

Phần mềm quản lý quán cafe là phần mềm ứng dụng Hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho các quán cafe trà sữa, quán nước giải khát như…

cac tinh nang noi bat cua mobile crm 1

Mobile CRM là gì? Các tính năng của phần mềm Mobile CRM là gì

Mobile CRM – giải pháp quản trị quan hệ khách hàng tích hợp trên smartphone là bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, giúp…

phan mem quan ly khach san

TOP Phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả

Phần mềm quản lý khách sạn hiện nay là công cụ không thể thiếu trong việc điều hành và quản lý khách sạn. Vậy bạn có biết phần…

word image 3973 1

TOP phần mềm quản lý nhà hàng hiệu quả nhất

Phần mềm quản lý nhà hàng là phần mềm hỗ trợ kinh doanh nhà hàng hiệu quả, ngoài ra nó còn hỗ trợ nhà hàng khách sạn quán…

word image 5443 1

Đánh giá phần mềm quản lý phòng tập Timesoft

Phần mềm quản lý phòng tập TimeSoft là một hệ thống bao gồm nhiều phần mềm quản lý khác nhau như: Phần mềm quản lý phòng tập Gym,…

word image 3974 1

Reivew phần mềm quản lý bán hàng miễn phí mysale.vn

Tại sao bạn nền sử dụng phần mềm quản lý bán hàng miễn phí mysale.vn? Dưới đây, Meey CRM sẽ giới thiệu đến bạn một số tính năng…