Marketing - bán hàng

B2B Là Gì | Mọi Thứ Về Mô Hình Kinh Doanh B2B Mà Bạn Phải Biết

Nhắc đến thương mại điện tử hiện nay thì bạn không thể không nhắc đến thuật ngữ B2B. Đây là cụm từ chuyên ngành trong giới kinh doanh trực tuyến. Cùng tìm hiểu xem B2B là gì, ưu, nhược điểm của mô hình kinh doanh này ra sao và những công ty nào đang áp dụng B2B vào thực tế thành công trong bài viết nhé!

B2B là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh B2B
B2B là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh B2B

Mô hình B2B là gì?

Khái niệm là thông tin đầu tiên và bắt buộc khi bạn tìm hiểu về B2B. B2B (được dịch ra từ cụm từ viết tắt của từ tiếng Anh Business to Business). Thuật ngữ này có nghĩa là doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Đây là một mô hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp sẽ thực hiện giao dịch hoặc tham gia giao thương với nhau một cách trực tiếp. Hầu hết đó là một doanh nghiệp bán hàng, sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ cho một công ty khác trên thị trường.

Mối quan hệ B2B phổ biến nhất hiện nay mà các bạn dễ dàng nhận ra chính là quan hệ giữa các công ty sản xuất và một nhà bán buôn hay giữa nhà bán buôn và nhà bán lẻ. Chứ không phải là quan hệ của công ty sản xuất với người tiêu dùng mà giữa các công ty với nhau.

B2B cũng hiện hữu nhiều trong chuỗi cung ứng sản xuất hiện nay khi một công ty mua nguyên liệu thô từ một công ty khác, nguyên liệu thô này sẽ phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty đó. Bên cạnh cụm từ B2B trong kinh doanh còn xuất hiện cụm từ B2C dùng để chỉ mối quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên thị trường.

Chính vì khái niệm này có thể khẳng định B2B đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như mang đến những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Cùng khám phá nội dung chi tiết trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

Khái niệm Mô hình B2B là gì?
Khái niệm Mô hình B2B là gì?

>> Xem thêm: Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì | 7 Nguyên Tắc Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Hiệu Quả

Các mô hình kinh doanh B2B phổ biến

Sau khi đã cung cấp đến các bạn thông tin B2B là gì thì dưới đây là một số mô hình kinh doanh B2B phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo và áp dụng trên thực tế.

Mô hình B2B thiên về bên bán

Theo thống kê, tại thị trường Việt Nam thì đây chính là mô hình B2B phổ biến nhất. Mô hình bán hàng B2B mang lại nhiều giá trị lớn cho thị trường này. Qua đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng một trang thương mại điện tử chính có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa cho bên thứ 3.

Chính vì thế, đây cũng là mô hình kinh doanh B2B áp dụng khi giao dịch mua bán các loại sản phẩm có số lượng lớn.

Mô hình B2B thiên về bên mua

Bên cạnh mô hình B2B thiên về bán thì mô hình thiên về mua cũng là 1 trong 4 mô hình B2B cơ bản nhất hiện nay. Tuy nhiên, hình thức B2B khá hiếm gặp, do doanh nghiệp tại Việt Nam thường bán nhiều hơn mua.

Tại đây, các đơn vị kinh doanh sẽ nhập hàng hóa hoặc sản phẩm từ bên thứ ba. Một số trường hợp, doanh nghiệp còn xây dựng riêng một trang thương mại điện tử về nhu cầu cần mua để các đơn vị bán truy cập báo giá công khai hoặc bí mật sau đó họ trực tiếp phân phối cho bên cần mua sản phẩm, dịch vụ đó.

Các mô hình kinh doanh B2B phổ biến
Các mô hình kinh doanh B2B phổ biến

Mô hình B2B trung gian

Trong các mô hình kinh doanh B2B tại Việt Nam thì hình thức trung gian thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử dạng này đang phát triển mạnh mẽ và thu lại được nhiều thành công.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Chiến lược xúc tiến là gì? Ý nghĩa, vai trò và công cụ

Nhất là trong thời gian gần đây, Việt Nam nổi lên các sàn thương mại phục vụ mô hình kinh doanh B2B trung gian nổi tiếng bao gồm như Lazada, Tiki, Shopee…

Mô hình B2B trung gian xuất hiện khi giữa hai doanh nghiệp trao đổi dịch vụ/ sản phẩm thông qua một sàn thương mại điện tử trung gian. Tại các sàn thương mại điện tử này thì các doanh nghiệp có nhu cầu bán sản phẩm, dịch vụ thì sẽ gửi thông tin sản phẩm và quảng cáo tới sàn. Những đơn vị khách hàng cần mua sản phẩm thì chỉ cần đặt hàng trực tiếp cho bên người bán. Khách hàng được bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp đầy đủ bởi các trang trung gian B2B.

Mô hình B2B trung gian
Mô hình B2B trung gian

Mô hình B2B dạng thương mại hợp tác

Trong các mô hình B2B thì mô hình này mang tính chất tập trung giữa nhiều đơn vị doanh nghiệp tham gia. Có 4 sàn giao dịch chính cho hình thức hợp tác phổ biến này bao gồm:

  • Sàn giao dịch thương mại
  • Sàn giao dịch trên Internet
  • Thị trường điện tử
  • Cộng đồng thương mại

Với những hình thức kinh doanh B2B cho thấy đây là một trong những hình thức phổ biến và mang lại nhiều giá trị và cơ hội kinh doanh của nhiều đơn vị công ty, doanh nghiệp.

Ưu điểm của mô hình kinh doanh B2B

Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật khi bạn sử dụng mô hình B2B trong kinh doanh trên thực tế:

Ưu điểm của mô hình kinh doanh B2B
Ưu điểm của mô hình kinh doanh B2B

Đơn hàng lớn, lợi nhuận cao

Doanh số mà mô hình kinh doanh B2B mang đến cho doanh nghiệp khá cao. Đặc biệt, doanh thu từ các đơn đặt hàng được thực hiện với số lượng lớn nên mang đến biên độ lợi nhuận lớn. Điều này có nghĩa là doanh thu so với hình thức kinh doanh ở các doanh nghiệp B2C có thể cao hơn với ít hơn về doanh thu mang lại.

Khác với mô hình B2C tức là công ty sản xuất sản phẩm, dịch vụ và người tiêu dùng cá nhân thì giá trị mỗi đơn hàng chỉ dao động ở một con số nhỏ. Trong khi đó, khi bạn áp dụng mô hình B2B thì mỗi đơn hàng ở đây lại có giá trị gấp nhiều lần thế.

Thậm chí đơn hàng có giá trị gấp hàng trăm, hàng nghìn lần. Giá trị mỗi đơn hàng B2B vì vậy cũng rất lớn bởi mỗi giao dịch B2B này có thể bao gồm hàng nghìn mặt hàng, sản phẩm. Trong khi đó mô hình kinh doanh B2C đôi khi chỉ giao dịch từ 3-5, đôi khi chỉ có 1 mặt hàng duy nhất mà thôi. Bởi vậy, đây là ưu điểm lớn đầu tiên mà B2B mang đến cho người tham gia.

Các khách hàng trong thị trường mô hình B2B thường có thời gian giao dịch nhanh hơn. Bởi vì nếu không nhanh thì người khác sẽ mua và rất có thể họ sẽ lâm vào tình trạng không đủ hàng để bán cho khách hàng B2C. Hoặc không óc đủ nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng.

Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tiết kiệm tối đa chi phí dành cho marketing để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành người mua hàng thực sự. Chưa kể, giá cả mà người mua được hưởng trên mô hình B2B này có lợi hơn nhiều. Quan hệ của các đơn vị giao dịch B2B thường rất tốt.

Đơn hàng lớn, lợi nhuận cao
Đơn hàng lớn, lợi nhuận cao

Tiềm năng thị trường lớn

Bên cạnh ưu điểm của đơn hàng có giá trị lớn và thu về lợi nhuận cao thì mô hình B2B còn sở hữu tiềm năng thị trường lớn. Theo đó, các doanh nghiệp B2B có thể tập trung vào một thị trường lớn, bao gồm nhiều công ty đến từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Chẳng hạn, nếu một công ty cung cấp các phần mềm quản lý nổi tiếng trên thế giới bao gồm như Atlassian,doanh nghiệp này đã được tiếp cận với nhiều doanh nghiệp từ mọi ngành nghề, từ giáo dục, y tế cho đến tài chính bằng mô hình B2B.

Bên cạnh đó, ưu điểm mà bạn cần biết chính là những doanh nghiệp B2B có thể linh hoạt chuyên môn hóa thay đổi trong lĩnh vực hoạt động của mình. Từ đó bạn sẽ dễ dàng trở thành người đứng đầu về doanh thu, lợi nhuận trong thị trường cho một mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ nhất định hiện nay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Hệ thống CRM là gì? Định nghĩa và phân loại

Thị trường người tiêu dùng đang rất lớn, người dùng các trang mô hình B2B rất phổ biến như sàn thương mại điện tử. Nhiều người mua hàng trực tuyến tìm đến hình thức hay mô hình kinh doanh này sử dụng sản phẩm, dịch vụ vì giá cả phải chăng, không phải lựa chọn quá nhiều.

>> Xem thêm: Contact Center Là Gì | Xu Hướng Contact Center Mới Nhất

Tính bảo mật cao

Ưu điểm vượt trội mà chỉ có ở mô hình B2B tự hào đó chính là mô hình kinh doanh có tính bảo mật chặt chẽ đảm bảo mọi thông tin và quyền lợi của người tham gia được đảm bảo tuyệt đối.

Vì hợp đồng là một phần phổ biến của thương mại kiểu dạng B2B, nên tính bảo mật được an toàn hơn cho cả người mua và người bán tham gia mô hình này. Bạn tham gia có thể hoàn toàn yên tâm là quyền và lợi ích hợp pháp sẽ được đảm bảo hoàn toàn đầy đủ và tuyệt đối an toàn. Đây là đặc điểm giúp cho mô hình B2B ngày càng phổ biến và lớn mạnh trên toàn thế giới.

Tính bảo mật cao
Tính bảo mật cao

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm thì mô hình kinh doanh B2B cũng có một số nhược điểm nhất định bao gồm một số điểm cần khắc phục dưới đây:

Quy trình phức tạp hơn

Mặc dù số lượng đơn hàng lớn, lợi nhuận và giá trị cao nhưng quy trình để thu hút khách hàng của các doanh nghiệp theo mô hình này rất khó. Bạn cần thuyết phục khách hàng đặt với đơn hàng đủ lớn để đảm bảo mang lại giá trị cao.

Muốn đạt được điều này thì các đừng quên bỏ thời gian và công sức để nghiên cứu kỹ lưỡng, cẩn thận để quảng cáo thu hút các doanh nghiệp tiềm năng tham gia. Chưa kể, bạn cần biết được cách thiết lập hệ thống đặt hàng tùy chỉnh và thích ứng nhanh chóng khi doanh số bán hàng đang ở mức thấp không như kỳ vọng.

Đối tượng khách hàng hạn chế

Trên thực tế, số lượng sản phẩm, dịch vụ bán với số lượng lớn nhưng khi công ty B2B dễ bỏ lỡ doanh số bán hàng tiềm năng cho các khách hàng cá nhân tức là người tiêu dùng.

Nhóm người mua doanh nghiệp nhỏ hơn và nhu cầu thương lượng hợp đồng có thể đặt ra một số giới hạn về lợi nhuận trên từng sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt là khi công ty đó bị mất những người mua quan trọng vào tay các đối thủ cạnh tranh khác trên mô hình kinh doanh B2B.

Yêu cầu đào tạo chuyên môn nhân viên cao hơn

Với thị trường mô hình kinh doanh tiềm năng nên hình thức B2B có nhiều công ty có tính cạnh tranh cao. Họ cùng bán các sản phẩm cũng như dịch vụ tương tự đến người tiêu dùng trên cùng một sàn giao dịch thương mại điện tử.

Người bán trên các sàn này thường cạnh tranh với nhau bằng cách giảm giá và thu hút sự chú ý của các công ty để thành công trên thị trường. Vì thế, để thành công trên mô bình kinh doanh B2B doanh nghiệp cần đầu tư, thời gian và công sức để đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trình độ và có chuyên môn cao về lĩnh vực này để đảm bảo giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt, tạo ra doanh thu và lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp.

Nhược điểm của mô hình kinh doanh B2B
Nhược điểm của mô hình kinh doanh B2B

Top 3 công ty kinh doanh B2B nổi tiếng

Hiện nay, trong các mô hình kinh doanh B2B nổi tiếng và phổ biến trên thị trường hiện nay không thể không kể đến hình thức B2B trung gian. Sau khi người mua hàng trên sàn của người bán thì người bán cần phải hoa hồng cho B2B trung gian.

Nền tảng kinh doanh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki chính là nơi giúp các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ cụ thể tiếp cận trực tiếp với những người mua tiềm năng. Dưới đây là 3 công ty kinh doanh theo mô hình B2B nổi tiếng trên toàn thế giới. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:  Phân Tích Môi Trường Vĩ Mô Của Vinamilk: Cơ Hội Và Thách Thức Của Ngành Sữa Việt Nam

IBM

IBM là một trong những công ty kinh doanh B2B nổi tiếng trên thế giới. Tên công ty là từ viết tắt của cụm từ trong tiếng Anh là International Business Machines. Nghĩa là một tập đoàn về công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ.

IBM được chính thức thành lập năm 1911 tại Thành phố New York, lúc đầu có tên là Computing Tabulating Recording (CTR) và đổi thành International Business Machines vào năm 1924. Đây là nơi sản xuất và kinh doanh các sản phẩm liên quan đến công nghệ hàng đầu thế giới bao gồm các sản phẩm như: phần cứng, phần mềm của máy tính, cơ sở hạ tầng, dịch vụ máy chủ và tư vấn trong nhiều lĩnh vực từ máy tính lớn đến công nghệ nano.

IBM là công ty kinh doanh B2B nổi tiếng thế giới
IBM là công ty kinh doanh B2B nổi tiếng thế giới

Đây là công ty tin học lớn nhất toàn thế giới với quy mô hơn 350.000 nhân viên. Công ty sở hữu đội ngũ kỹ sư và nhân viên tư vấn tại 170 quốc gia với 8 phòng thí nghiệm trên thế giới. Đây là doanh nghiệp kinh doanh B2B chuyên nghiệp và chất lượng.

Amazon

Bên cạnh IBM thì doanh nghiệp lựa chọn hình thức kinh doanh theo mô hình B2B thành công nữa là Amazon. Đây là công ty công nghệ quốc gia của Mỹ được thành lập vào năm 1994 tại Bellevue, Washington, Mỹ.

Công ty do Jeff Bezos sáng lập, tập trung chủ yếu vào các hoạt động thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo cũng như điện toán đám mây. Ngày nay, Amazon được xem là một trong 4 công ty nổi tiếng nhất toàn cầu về công nghệ, bên cạnh Google, Apple và Facebook.
Amazon bắt đầu bán sách sau đó đã mở rộng thêm đa dạng lĩnh vực từ bán sách trực tuyến, cung cấp video, âm thanh (mp3), audiobook,… đến các sản phẩm công nghệ như phần mềm, trò chơi, đồ may mặc, thực phẩm, trang sức,…chất lượng cao. Hiện tại, là một nhà kinh doanh B2B trung gian, Amazon tự hào là đơn vị dẫn đầu trên toàn thế giới về lĩnh vực thương mại điện tử đa quốc gia.

Đây cũng là tập đoàn bán lẻ trực tuyến với doanh số bán hàng chiếm khoảng 44% tổng doanh số thương mại điện tử tại Hoa Kỳ trong năm 2017. Nhắc đến sàn thương mại điện tử trên thế giới, bắt buộc phải nhắc đến công ty nổi tiếng này.

Amazon đóng góp 44% doanh số bán hàng trực tuyến tại Mỹ
Amazon đóng góp 44% doanh số bán hàng trực tuyến tại Mỹ

Shopee

Công ty kinh doanh B2B nổi tiếng và phổ biến tại Việt Nam chính là Shopee. Đây chính là Công ty chuyên cung cấp ứng dụng mua sắm trực tuyến và là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của Sea Ltd (trước đây là Garena).

Công ty này đã được thành lập vào năm 2009 bởi Lý Tiểu Đông. Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015, và hiện đã có mặt tại các quốc gia: Singapore; Malaysia; Đài Loan; Thái Lan; Indonesia; Việt Nam, Philippines và Brazil.

Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán. Đây là hình thức B2B trung gian thành công và thu hút sự quan tâm của công chúng. Nhất là tại thị trường Việt Nam Shopee phát triển rất mạnh và được công ty, doanh nghiệp và người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất.

Hiện tại, Shopee đã tính phí của người bán/hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử của mình. Vì thế khi các doanh nghiệp muốn bán sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử này thì cần phải đáp ứng yêu cầu và được duyệt bởi công ty này.

Shopee là mô hình kinh doanh B2B trung gian thành công
Shopee là mô hình kinh doanh B2B trung gian thành công

Nói chung, B2B là mô hình kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau một cách phổ biến. Với mô hình bán hàng trực tuyến thì B2B đóng vai trò đặc biệt quan trọng là cầu nói giữa nơi sản xuất và nơi bán buôn, giữa nơi bán buôn và người bán lẻ hiệu quả nhất.

Liên hệ với website crm bất động sản chúng tôi để được hỗ trợ trực tuyến hoặc trực tiếp tại:

  • Địa Chỉ: Tầng 5, Tòa nhà 97 – 99 Láng Hạ, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
  • HotLine: 086 909 2929
  • Websitehttps://meeycrm.com/
  • Email:  contact@meeyland.com
Avatar of Meey CRM
Ứng dụng Meey CRM cung cấp giải pháp phần mềm quản lý bất động sản dành môi giới và quản lý sàn giao dịch bất động sản. CRM bất động sản quản lý quỹ hàng và khách hàng đơn giản hiệu quả

Related Posts

phan mem quan ly tai chinh

Top 10 Phần mềm quản lý chi tiêu cá nhân tốt nhất nên có trong điện thoại

Phần mềm quản lý chi tiêu được phát triển nhằm cung cấp giải pháp tài chính cá nhân, giúp người dùng hình thành thói quen ghi chép, theo…

phan mem quan ly cong viec

Top 20+ Phần mềm quản lý công việc miễn phí tốt nhất

Sự ra đời của các ứng dụng quản lý công việc là giải pháp giúp doanh nghiệp giải bài toán phân công, đảm bảo tiến độ dự án…

crm khach nganh

TOP các phần mềm CRM khách ngành hàng bất động sản

Phần mềm CRM khách ngành hàng bất động sản là công cụ doanh nghiệp cần có trong hành trình số hóa để nhanh chóng đạt được lợi thế…

phan mem quan ly cam do

Top 10 Phần Mềm Quản Lý Cầm Đồ Uy Tín Và Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Để quản lý tiệm cầm đồ hiệu quả, việc sử dụng phần mềm quản lý cầm đồ là không thể thiếu giúp cho các ông chủ quản lý…

phan mem quan ly khach hang 2

Top 15+ phần mềm quản lý khách hàng tốt nhất hiện nay

Phần mềm quản lý khách hàng miễn phí là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần mềm giúp quản lý…

Phần mềm quản lý báo giá giúp việc báo giá chính xác, nhanh chóng hơn

Phần Mềm Quản Lý Báo Giá | Lợi Ích Tuyệt Vời Mang Lại

Trong mỗi doanh nghiệp, việc quản lý các công đoạn báo giá rất phức tạp nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Để…