Để có thể hoạt động hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp cần phải biết cách phân tích hoạt động kinh doanh. Điều này không chỉ giúp nhà quản lý có thể nhìn thấy rõ bức tranh phát triển của doanh nghiệp mà còn giúp định hướng những bước tiến tiếp theo trong tương lai. Vậy phân tích kinh doanh là gì? Vai trò ra sao và cách thức phân tích kinh doanh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Phân tích kinh doanh là gì?
Phân tích kinh doanh là gì chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Phân tích kinh doanh được hiểu là quá trình phân chia những hiện tượng, quá trình và kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận khác nhau. Từ đó, những người phân tích sẽ sử dụng những phương pháp như liên hệ, so sánh, đối chiếu, tổng hợp để có thể rút ra đặc điểm, quy luật cũng như xu hướng phát triển của những đối tượng vừa nghiên cứu.
Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, người ta phân tích những hoạt động kinh doanh để có thể nhìn ra được những hiện tượng, kết quả kinh tế, từ đó có thể xác định quan hệ cấu thành, nhân quả cũng như nguồn gốc hình thành, quy luật phát triển, sau đó đưa ra những căn cứ khoa học cho các quyết định trong tương lai.
Phân tích kinh doanh nằm trong hệ thống quản lý kinh tế, thực hiện chức năng chính là dự toán và điều chỉnh các hoạt động kinh tế. Mỗi một bộ phận trong doanh nghiệp được coi như một mắt xích trong hệ thống, cấu thành nên hệ thống và sẽ đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau. Chỉ cần một bộ phận có vấn đề và không hoạt động đúng chức năng sẽ kéo theo cả hệ thống doanh nghiệp bị hỏng hóc, sai lầm.
Cách thức phân tích kinh doanh
Vậy cách thức phân tích kinh doanh là gì? Trong hệ thống dữ liệu phản ánh khổng lồ trong các giai đoạn khác nhau, cần phải phân loại thành những nhóm tác động và phản ánh khác nhau. Bởi vậy trước tiên diễn ra quá trình phân chia các hiện tượng, quá trình và kết quả kinh doanh thành những bộ phận khác nhau. Phần mềm được sử dụng để có thể đảm bảo cho phân loại. Khi đó, người phân tích sẽ nhận về các nhóm thông tin phản ánh với những nguồn dữ liệu sắp xếp hiệu quả nhất. Truy xuất nó cho những mục đích xem xét kết quả khác nhau.
Từ đó, những người phân tích kinh doanh sẽ sử dụng những phương pháp như liên hệ, so sánh, đối chiếu, tổng hợp. Là tất cả những phương pháp có thể đem tới hiệu quả nhất cho đối chiếu các dữ liệu. Tìm ra kết quả phản ánh trong đúng nhu cầu phân tích ban đầu. Nhằm rút ra những đặc điểm, quy luật cũng như những xu hướng phát triển của những đối tượng vừa nghiên cứu. Nó phản ánh cho kết quả từ tác động, ảnh hưởng hay kết quả từ những hoạt động doanh nghiệp. Các giải pháp hay chiến lược kinh doanh tổ chức lâu dài có thể được đảm bảo dựa trên cơ sở từ kết quả này.
Các nhà phân tích kinh doanh sẽ phải liên tục thực hiện các công việc liên quan đến sự phát triển, giải pháp phần mềm. Đây vừa là những đòi hỏi cần thiết trong doanh nghiệp, vừa tạo ra những thuận lợi nhất định, hạn chế những công việc tay chân. Thay vào đó là ứng dụng công nghệ, nỗ lực số hóa.
Vai trò của phân tích kinh doanh
Sự cần thiết của phân tích kinh doanh là lớn, điều này được thể hiện ở quá trình lịch sử phát triển gắn với sự phát triển của sản xuất hàng hóa. Với các thành tựu to lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ kỹ thuật thì phân tích kinh doanh cũng có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Bởi, mục tiêu cao nhất đó chính là tìm ra những phương án kinh doanh hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội – bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.
Tại Việt Nam, những hoạt động phân tích kinh doanh vô cùng quan trọng đối với những đơn vị kinh tế. Đây được xem là công cụ đưa ra những định hướng và chương trình phát triển, để chiến thắng trong môi trường đầy rẫy những cạnh tranh.
Nội Dung của Phân tích kinh doanh
Phân tích kinh doanh phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng – diễn biến trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nội dung phân tích chủ yếu sẽ bao gồm những phần như sau:
- Phân tích chỉ tiêu kết quả kinh doanh bao gồm: Sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận, giá thành…
- Phân tích chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong mối quan hệ với những chỉ tiêu như điều kiện sản xuất: lao động, vốn, đất đai…
Để thực hiện tốt nội dung này, thì việc phân tích kinh doanh cần phải xác định đặc trưng về mặt lượng của từng giai đoạn, trong quá trình kinh doanh để có thể xác định xu hướng, nhịp độ phát triển, nguyên nhân biến động…
Trên đây là những thông tin về phân tích kinh doanh là gì? Cách thức phân tích kinh doanh, nội dung phân tích kinh doanh. Để được tư vấn thêm mọi thông tin quý khách vui lòng liên hệ ngay với phần mềm quản lý bất động sản theo địa chỉ:
- Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà 97 – 99 Láng Hạ, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 086 909 2929
- Email: contact@meeyland.com
- Website: https://meeycrm.com/